Quá trình tìm cách chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống là căn bệnh ngày càng có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Không chỉ riêng gì những người già mà người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Một vấn đề quan trọng mà tất cả những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đều muốn biết chính là bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi không ?

Nhân đây, chúng tôi cũng xin nói qua về vấn đề này để giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hiểu rõ hơn và tìm được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả cho mình.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh tổn thương cột sống do đĩa đệm bị nứt vỡ và chệch ra ngoài và gây chèn ép lên tủy sống, các rễ thần kinh cột sống. Theo cấu tạo tự nhiên, cột sống gồm có 24 đốt sống và nằm giữa các đốt sống này là đĩa đệm có vai trò chống xóc, bảo vệ độ đàn hồi của cột sống và giúp cột sống chuyển động linh hoạt và nhịp nhàng. Khi đĩa đệm bị suy yếu có thể bị nứt, rách, vỡ khiến các nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài và chèn ép vào các rễ thần kinh và ống sống.

Tùy theo vị trí thoát vị đĩa đệm mà bệnh nhân có các triệu chứng đau nhức đặc trưng. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh thường bị hội chứng cổ vai gáy, đau lan sang bả vai và hai cánh tay hoặc có thể ngược lên đỉnh đầu. Ở những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đau nhức vùng thắt lưng lan xuống mông đùi và chân là những dấu hiệu phổ biến. Dù thoát vị đĩa đệm ở vị trí nào thì cũng kéo theo những cơn đau nhức kinh khủng và có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sự vận động của người bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi không ?

Việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời gian phát bệnh, thể trạng bệnh nhân, phương pháp điều trị… Đối với những người trẻ tuổi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thì thời gian điều trị và phục hồi có thể được rút ngắn hơn so với những người tuổi cao, mắc bệnh lâu năm. Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khó chữa và có thể chữa khỏi hay không là một vấn đề không thể khẳng định chắc chắn.

Tùy theo mức độ bệnh thoát vị đĩa đệm mà bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các phương pháp nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt hay dùng thuốc Đông y… Bên cạnh đó, trong và sau khi điều trị, bệnh nhân cũng cần phải cải thiện lối sống lành mạnh, kết hợp luyện tập và thực hiện chế độ ăn uống cho người bị thoát vị đĩa đệm, chú ý các tư thế sinh hoạt và làm việc phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến cột sống để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Có thể nói, việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào bản thân người bệnh cùng với sự giúp sức của các phương pháp y học. Vì vậy, khi phát hiện bản thân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời để đạt được kết quả tốt nhất.

Nhập bình luận của bạn

Bài viết cùng chuyên mục